Pages

Monday, September 16, 2013

[Văn hóa - Lễ hội] Lễ hội đua thuyền truyền thống tại Lý Sơn

Lễ hội đua thuyền truyền thống tại Lý Sơn diễn ra vào tháng Giêng. 

Đến với Lý Sơn đúng ngày 4-8 tháng Giêng âm lịch, bạn có thể tham gia lễ hội đua thuyền của 02 làng An Hải và An Vĩnh. 

Đặc biệt, vào ngày 08 tháng Giêng sẽ diễn ra hội đua thuyển của 08 chiếc thuyền (02 bộ Long Ly Quy Phượng). Nghe nói giải thưởng không đủ để ăn nhậu, tuy nhiên ai cũng hứng khởi bởi nghe nói thôn nào mà nhất năm đó, cả thôn làm ăn phát đạt, đi tàu đi bè thuận buồm mát mái... 

dua thuyen tai ly son
Lễ hội đua thuyền tại Lý Sơn


Lễ hội đua thuyền Lý Sơn có 2 cấp độ: Hội đua thuyền của làng, và hội đua thuyền của huyện (2 làng). Hội đua thuyền của làng cho 4 ghe đua của làng trong 4 ngày. Mỗi ngày thuyền đua được đổi vị trí theo kiểu tiệm tiến (ngày thứ 1: Rồng - Phụng - Lân - Quy; ngày thứ 2: Quy - Rồng - Phụng - Lân; ngày thứ 3: Lân - Quy - Rồng - Phụng; ngày thứ 4: Phụng - Lân - Quy - Rồng). Sau 4 ngày đua tính điểm tổng cộng để phân biệt giải. Đường đua gồm 4 vòng 8 dạo (khoảng 2.000m).


Hội dồi bòng được tổ chức tại đình làng, mà theo các nhà nghiên cứu vốn là nhằm để cầu mặt trời (biểu tượng là trái bòng = cầu nắng), đề cao sức mạnh. Các tay đua sẽ tập trung tại làng để tham gia hội này. Sau khi làm lễ trong đình, cả làng sẽ ném quả bòng ra sân đình. Đội nào ném được trái bòng vào giỏ là đội ấy thắng cuộc, và đội ấy mang trái bòng ấy về tế tại dinh miếu của xóm, của lân. Người Lý Sơn tin rằng, làng xóm nào giành được quả bòng thì năm ấy cả làng, cả xóm sẽ gặp những điều tốt lành. Đây là một trò diễn hết sức sinh động, hào hứng, có sự cổ vũ của hàng ngàn người trong tiếng trống thúc giục. Rất tiếc, hội dồi bòng hiện nay không còn được tổ chức thường xuyên như trước năm 1945 nữa.
Sáng ngày mùng 8 tháng Giêng, 8 thuyền đua của 2 làng sẽ tập trung trước vùng ven biển giữa 2 làng để tham gia hội đua thuyền toàn huyện. Trước khi tham gia hội đua thuyền toàn huyện (thực ra cũng chỉ có 2 làng), các tay đua và ban tế tự cũng tập trung tại dinh miếu, đình làng để cúng tế. Tham gia tổ chức hội đua thuyền toàn huyện, ngoài các tộc họ, các lân, xóm, còn có chính quyền. Trưởng ban tổ chức cuộc đua thuyền toàn huyện thường là ông Phó Chủ tịch phụ trách văn xã. Đây là giải đua thuyền chính thức được tổ chức sau ngày Lý Sơn được thiết lập thành đơn vị hành chính cấp huyện (1.1.1993), và vẫn duy trì cho đến ngày nay. Hội đua thuyền của huyện chỉ tổ chức trong 1 ngày, bắt đầu khoảng 12 giờ trưa và kết thúc khoảng 15 giờ chiều. Vị trí các thuyền đua cũng sẽ thay đổi kiểu tiệm tiến, và cuối 8 vòng, 16 dạo sẽ cộng điểm chung để chọn ra các giải.

Hội đua thuyền ở huyện đảo Lý Sơn không chỉ là một trò diễn để vui chơi, giải trí, biểu dương sức mạnh mà còn mang nặng yếu tố tín ngưỡng

Hướng dẫn đi lại trên đảo

Hướng dẫn đi lại trên đảo Lý Sơn: Trên đảo lớn (Lý Sơn): Xe máy thuê ở trên đảo lớn là 50K/ngày. Chỉ cần đổ 20K/xăng cũng quá đủ để đi lại trên đảo rồi. Nói chung, cái đảo bé tẹo, đi một hồi là bạn định hình được hướng đi ngay. 

- Thuê xe cá mập 12 chỗ:  Liên hệ số điện thoại: 055-867 275 gặp anh Thành hoặc lái xe anh Phi: 0986 469 142.

- Thuê xe tuktuk: Liên hệ anh Thiên: 0988 075 110. 

- Đia lại giữa đảo lớn – đảo nhỏ: Ngày 1 chuyến đi lúc 8:30AM - 1 chuyến về lúc 2:30PM (Thời điểm khởi hành ko fix cứng như tàu cao tốc, cho nên cần check với bác chủ tàu). 01 lượt đi + 01 lượt về khoảng 40k. Nếu ăn chơi, thì có thể thuê tàu này luôn đi một mình sang và về với giá khoảng 500-700K. 

- Có thể du ngoạn quanh đảo hoặc từ đảo này sang đảo khác bằng thuyền hoặc thúng chai; theo ngư dân đánh bắt, khai thác cá mực. Giá cả từng chuyến - cá nhân hay theo đoàn - có thể thỏa thuận với chủ tàu, đi từng giờ, từng buổi hay cả ngày, ban đêm.



Ở đâu tại Lý Sơn

Ở đâu khi đặt chân tới đảo Lý Sơn? 
Lý Sơn nhìn chung ít nhà nghỉ và các nhà nghỉ cũng thuộc dạng bình dân (cả về giá cả và dịch vụ). Ngoài ra nhà công vụ của huyện đáp ứng được khoảng 30 khách. 

Nhà Hàng – Nhà Nghỉ Viễn Đông 

Địa ch: Thôn Đông xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi ĐT: 0977.405.507 ( Chú Thanh ) – 0166.7537.351 ( Cô Lệ ) 

Nhà Hàng – Nhà Nghỉ Hoa Biển 

Dưới bóng nhà hàng – nhà nghỉ là những cây Bàng vuông hoa quả thật tuyệt vời, tiện cho đôi trai gái tha hồ quay phim, chụp ảnh làm kỉ niệm. Nhà nghỉ có xe du lịch đưa đón khách miễn phí và cho thuê xe máy du lịch quanh đảo. 

Giá phòng: 
- Phòng đôi (2 gường/4 người) : 150.000đ/phòng 
- Phòng đơn (1 gường/2 người) : 100.000đ/phòng 

Không gian nhà nghỉ thoáng mát, rộng rải luôn luôn đón nhận gió biển. 
Điện thoại: 055 3867 522 – 0983 867 522 chú Tiển – 0977 208 242 chị Đến 

Nhà nghỉ tại Lý Sơn


Nhà Nghỉ – Cafe ĐẠI DƯƠNG 

Giáp với Cầu cảng An Vĩnh Lý Sơn. Phòng nghỉ rộng rãi, sạch sẽ thoáng mát, đầy đủ tiện nghi. Có Cafe sân vườn rộng thoáng, phong cảnh hữu tình hòa quyện cùng với những cây bàng vuông mát mẽ giáp với cầu cảng và bờ biển để du khách chiêm ngưỡng không gian biển đảo tuyệt vời lúc bình minh, hoàng hôn. 
Phục vụ quý khách những món ăn đặc sản biển của Lý Sơn. 

Điện Thoại: 0977.205.818 gặp Minh Khánh 

Nhà nghỉ Bình Yên của anh chị Thới – Hương, thôn Tây, xã An Vĩnh. 

Ở gần cầu cảng. Khá ít phòng, giá 100K/phòng. Nhà em ở đây, thấy anh chị này rất nhiệt tình, không chặt chém, ăn cơm bình thường ở đây thì 15K suất. 
Số điện thoại: Anh Thới: 01683096351 hoặc 055.3867570. 

Nhà nghỉ Bến Bờ (055.3867.522) cách cầu cảng khoảng 02 km, gần các cơ quan “hành chính trên đảo”. 

Nhà nghỉ Mỹ Linh (055-3867 262), khá gần cầu cảng, cách Bình Yên khoảng 100m, ở trên tầng 02, giá rổ đắt hơn. 

Nhà nghỉ Thủy Thạch (0553-867321) 

Hoàng Sa Resort (Em này ở tít tìn tịt ở trong đảo, gần cái ngọn hải đăng….. Nếu không có chỗ ở nhà nghỉ, có thể ngủ ở nhà dân,. Người dân ở đây rất hồn hậu và mến khách, họ sẵn sang cho ngủ nhờ. Nếu thích camping gần biển thì ở chố chùa Hang để cắm rất đẹp…

>>> Xem thêm: Cách đến đảo Lý Sơn bằng phương tiện  nào?

Cách đến đảo Lý Sơn

Cách đến đảo Lý Sơn: 
- Chỉ có một cách đến đảo Lý Sơn là đi bằng tàu. Lý Sơn nằm cách đất liền chỉ khoảng 2 giờ đi tàu chậm và chưa đầy 1 giờ đi tàu cao tốc.

Cách 1: Nếu bạn đi từ hướng thành Phố Hồ Chí Minh:

-Thành phố Quảng Ngãi cách TP. HCM khoảng 830 km. Đến Quảng Ngãi, du khách từ bến xe TP. Quảng Ngãi bắt xe khách (Chín Nghĩa) theo quốc lộ 24 khoảng 20 km để đến cảng Sa Kỳ. Từ đây, du khách mua vé đi Lý Sơn với 2 loại tàu: Tàu chậm (tàu chợ) đi khoảng 2 giờ đồng hồ, tàu cao tốc đi khoảng 45 phút.

Cách 2: Nếu bạn đi từ hướng Hà Nội: 

Thành phố Quảng Ngãi cách Hà Nội khoảng 883 km. Sau khi đến Quảng Ngãi, bạn tiếp tục đi theo lộ trình như trên.

Lưu ý:  
- Thời gian tàu cao tốc chạy là khoảng từ 7h - 7h30 sáng, nên bạn phải có tại cảng Sa ký trước 7h.
- Mỗi ngày chỉ có 1 chuyến ra vào đảo.
- Ra đến Lý Sơn bạn có thể thuê xe máy để đi thăm quan.

Giá vé tàu từ đất liền đến Lý Sơn:

- Nếu bạn đi tàu cao tốc thì khoảng 1 tiếng là đến nơi, giá vé 110 - 120k.

- Tàu gỗ chỉ để chở hàng nhưng nếu trể tàu cao tốc thì có thể đi tàu gỗ, giá vé 35-40k, đi khoảng 2 tiếng - 2 tiếng rưỡi mới tới.

 

Nhớ mang đầy đủ giấy tờ tùy thân để tiện cho việc lưu trú trên đảo. Bên cạnh đó, bạn cũng nên mua bảo hiểm du lịch, thuốc chống say sóng để chuyến hành trình diễn ra như ý.
>> Ở đâu tại Lý Sơn
>> Đến Lý Sơn vào thời điểm nào trong năm?

Sunday, September 15, 2013

Nên đến Lý Sơn vào thời điểm nào trong năm?

Bạn nên đến Lý Sơn tốt nhất từ tháng 3 đến tháng 8 là thời điểm mùa khô. Huyện đảo Lý Sơn có mùa mưa lệch pha kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, lượng mưa tập trung trong mùa mưa khoảng 71%. Tổng lượng mưa khá lớn vào khoảng 2.260 mm/năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, thời tiết khô và nóng do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Độ ẩm không khí trung bình trên khu vực huyện đảo khoảng 85%. 

Lý Sơn chịu tác động chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa trên vùng biển nhiệt đới nóng, ẩm và có chế độ mưa trái mùa (từ tháng 8 – tháng 2 năm sau). Do Lý Sơn là huyện đảo trên biển Đông, lại có vĩ độ thấp, nên chế độ nắng thuộc loại dồi dào nhất trong hệ thống các đảo ven bờ nước ta với tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 2430,3giờ/năm. Nguồn nhiệt cao và độ nắng lớn trên phạm vi huyện đảo Lý Sơn có thể tiến hành khai tác cho các hoạt động du lịch nghĩ dưỡng quanh năm, đồng thời có thể sử dụng nguồn quang năng này để bố trí các trạm điện mặt trời phục vụ nhu cầu năng lượng của cư dân trên đảo. 



Tốc độ gió trung bình trên vùng huyện đảo tương đối thấp so với các hải đảo khác, trung bình khoảng 1,5m/s, cao nhất là thời kỳ gió mùa Đông Bắc (tháng X – VI) 5-10m/s, tuy nhiên cũng có lúc lên đến 30-40m/s, chủ yếu trong tháng X. Do vậy việc sử dụng năng lượng gió so với các huyện đảo khác cần được nghiên cứu kỹ để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên khí hậu cho phát triển kinh tế - xã hội.
Điều kiện khí hậu ở Lý sơn rất phù hợp với các cây đặc sản như hành, tỏi, cho phép phát triển một số loại cây ăn quả như đu đủ, chuối, na, dưa hấu,… và một số loại rau quả xanh. Ngoài ra khí hậu nơi đây cũng thuận lợi cho sức khỏe con nguời nhất là cho các hoạt động du lịch, nghĩ dưỡng, tắm biển…

Thông tin về huyện đảo Lý Sơn

Huyện Lý Sơn, còn gọi là Cù Lao Ré, là huyện đảo được tách ra từ huyện Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi năm 1992. Diện tích của huyện là khoảng 9,97 km² nhưng dân số lại lên đến con số hơn 20.460 người. Gồm 3 đảo: đảo Lớn (Lý Sơn, cù lao Ré), đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) ở phía Bắc đảo Lớn, và hòn Mù Cu ở phía Đông của đảo Lớn. Huyện được chia làm 3 xã: An Vĩnh (huyện lỵ - Đảo lớn), An Hải(Đảo lớn) và An Bình (đảo Bé).

Hòn đảo là vết tích còn lại của một núi lửa với 5 miệng, được hình thành cách đây 25-30 triệu năm. Các mạch nước ngầm nóng, dưới chân núi lửa, cung cấp nhiệt năng để sản xuất điện phục vụ sinh hoạt cho Lý Sơn.

Người dân trên đảo sống nhờ vào đánh bắt hải sản và trồng tỏi. Tuy nhiên, việc khai thác cát ven bờ biển để trồng tỏi và hành đã gây ra những thiệt hại không nhỏ do hiện tượng xâm thực.

Các dấu vết khảo cổ từ thời văn hóa Sa Huỳnh có từ sớm hơn 200 năm trước công nguyên đã được tìm thấy trên đảo. Vào nửa đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn tổ chức Hải đội Hoàng Sa lấy người từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi ra quần đảo Hoàng Sa thâu lượm hàng hóa, khí cụ trên các tàu mắc cạn và đánh bắt hải sản quí hiếm mang về dâng nộp.

Trong chiến tranh trước 1975, Lý Sơn là địa điểm mà Hải quân Hoa Kỳ đặt trạm ra đa để quan sát hoạt động của tàu thuyền dọc theo bờ biển Việt Nam. Ngày nay các trạm radar, như trạm rađa tầm xa N50, của Hải quân Việt Nam vẫn hoạt động trên đảo này.